Champions League Châu Á được biết đến là một trong những giải đấu được chờ đón nhất của cộng đồng fan bóng đá Châu Á lẫn Việt Nam. Thậm chí sức hút của giải đấu này đối với Châu Á còn được ví như giải Champions League của Châu Âu. Vì vậy, để hiểu rõ hơn các thông tin về giải thi đấu này, hãy cùng Socolive đi sâu vào tìm hiểu qua những nội dung chia sẻ dưới đây.
Khái quát đôi nét về giải Champions League Châu Á
Champions League Châu Á (ACL) hay có tên Việt hóa là Giải vô địch các câu lạc bộ Châu Á hay Cúp C1 Châu Á. Đây là giải đấu được Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức thường niên dành cho những câu lạc bộ bóng đá hàng đầu châu Á. Mùa giải Cúp C1 được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1967 với tên gọi là Asian Club Championship.
Giải đấu này được đánh giá là có cấp độ tương đương với Cúp C1 Châu Âu cũng như là CAF, OFC, CONCACAF và Copa Libertadores. Theo đó đội đương kim vô địch của giải đấu này sẽ được đại diện cho châu Á tham dự giải đấu vô địch thế giới FIFA Club World Cup. Trong lịch sử thi đấu thì đội Al – Hilal (Ả Rập Xê Út) và Pohang Steelers (Hàn Quốc) chính là các câu lạc bộ giàu thành tích nhất hiện nay.

Lịch sử phát triển của giải đấu Cúp C1 Châu Á
Giải vô địch các câu lạc bộ châu Á chính là giải đấu dành cho những câu lạc bộ mạnh nhất của các quốc gia thuộc Liên đoàn bóng đá châu Á. Tính đến nay giải đấu này đã trải qua 56 năm với rất nhiều sự kiện thăng trầm khác nhau. Hãy cùng Socolive tìm hiểu về lịch sử phát triển của giải đấu Champions League Châu Á dưới đây:
Giai đoạn mở đầu (1967 – 1972)
Trong thời gian này, giải đấu được gọi tên là Asian Champion Club Tournament (giải vô địch các câu lạc bộ châu Á) và thi đấu bằng cách trực tiếp đấu loại. Trong đó 2 đội bóng thành công nhất trong giai đoạn này là Maccabi Tel Aviv và Hapoel Tel Aviv (Israel). Đến năm 1972, sau khi Israel bị trục xuất khỏi giải đấu đồng thời do sự thiếu chuyên nghiệp trong khâu tổ chức cùng lợi nhuận kém, giải đấu này đã bị hủy bỏ vào những năm tiếp theo.
Giai đoạn trở lại của giải vô địch CLB châu Á (1985 – 2002)
Vào năm 1985, giải đấu vô địch các câu lạc bộ Châu Á đã quay trở lại với tên gọi là Asian Club Championship. Đến năm 1990, Liên đoàn bóng đá Châu Á đã cho ra đời giải đấu cúp C2 Châu Á (Asian Cup Winners Cup) và đến năm 1995 tiếp tục tổ chức giải Siêu cúp bóng đá Châu Á.
Giai đoạn kỷ nguyên của Champions League Châu Á (2002 – nay)
Vào năm 2002, 3 giải bóng đá là: Giải vô địch câu lạc bộ châu Á, Cúp C2 châu Á cùng Siêu cúp châu Á đã hợp nhất trở thành giải Champions League – Cúp C1 châu Á. Lúc này giải đấu sẽ trực tiếp chọn ra 8 CLB mạnh nhất cùng 8 đội của khu vực Đông Á và Tây Á tham gia thi đấu. Đến mùa giải 2004, số lượng đội bóng tham gia thi đấu lên đến 29 CLB đến từ 14 quốc gia khác nhau.
Trong mùa giải 2005, các đội bóng của Syria lần đầu tham gia thi đấu tại Cúp C1 châu Á và 2 năm sau, các CLB của Úc cũng xuất hiện tại giải đấu này. Đến năm 2009, giải vô địch các câu lạc bộ châu Á đã mở rộng lên đến 32 CLB cùng với 10 đội bóng vô địch quốc gia hàng đầu châu Á sẽ được đặc cách vào vòng bảng. Và vào mùa giải 2021, số lượng đội bóng đã được nâng lên là 40 đội.

Thể thức thi đấu của giải Champions League châu Á
Đây là giải đấu dành cho những CLB vô địch của các quốc gia thành viên của Liên đoàn bóng đá Châu Á. Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, ban tổ chức đã thay đổi rất nhiều thể thức thi đấu. Cụ thể là việc thay đổi từ thể thức đá loại trực tiếp sang thi đấu vòng bảng.
Chính xác là trong mùa giải champions League châu Á 2009, các câu lạc bộ tham gia sẽ thi đấu theo thể thức vòng bảng gồm 32 đội. Số lượng này được xác định thông qua những tiêu chí được đặt ra bởi Ủy ban cạnh tranh AFC. Các đối sẽ được phân chia thành 2 khu vực Đông – Tây và hai đội đứng đầu của mỗi bảng sẽ được thi đấu ở vòng tiếp theo.
Trong mùa giải 2021 khi có đến 40 đội bóng tham gia thi đấu thì thể thức thi sẽ chia thành 10 bảng đấu và tiến hành bốc thăm chia bảng. Những CLB đến từ cùng quốc gia sẽ không được xếp chung bảng đấu với nhau và vẫn chia thành 2 khu vực là Đông Á và Tây Á. Các CLB đứng nhất và nhì mỗi bảng sẽ được tiến vào vòng trong. Ở vòng tiếp theo, đội nhất bảng này sẽ thi đấu với đội nhì bảng khác và sử dụng luật bàn thắng sân khách, sau đó alf thi đấu thêm 2 hiệp phụ và cuối cùng là sút luân lưu.

Tổng kết
Như vậy, bài viết trên chính là những nội dung mà Socolive tổng hợp được về giải bóng đá Champions League châu Á từ các nguồn uy tín. Mong rằng các thông tin được chia sẻ này sẽ giúp phổ cập thêm những kiến thức hữu ích cho các fan hâm mộ bóng đá.
>>> Xem thêm: Tổng hợp thông tin về giải FIFA Club World Cup từ A – Z